Doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin không được tham gia chọn Báo cáo thường niên
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.Vì sao nhiều người 'chốt đơn' lúc nửa đêm?
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ.
Nhiều nam giới bị rối loạn tình dục sau khi dùng cỏ Mỹ
Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024 được Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề "Reducing carbon footprint towards Net zero" - "Giảm dấu chân carbon - hướng tới net zero" . Thông điệp này kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững...
Ở vòng đấu gần nhất tại V-League 2024-2025, vòng đấu thứ 10, Thể Công Viettel đánh bại đội đương kim vô địch Nam Định ngay trên sân Thiên Trường của đối phương. Những người trực tiếp đóng góp vào bàn thắng duy nhất mang về chiến thắng cho Thể Công Viettel trước đội bóng thành Nam, là Nguyễn Đức Chiến và Nhâm Mạnh Dũng: Đức Chiến chuyền bóng và Nhâm Mạnh Dũng dứt điểm ghi bàn.Đây cũng là những cầu thủ thi đấu khá ổn trong màu áo Thể Công Viettel ở giai đoạn vừa qua. Trước khi đánh bại Nam Định tại V-League, bộ đôi Đức Chiến và Mạnh Dũng còn góp công giúp đoàn quân của HLV Nguyễn Đức Thắng quật ngã CLB PVF-CAND ở vòng 16 đội thuộc Cúp quốc gia 2024-2025. Chiến thắng vừa nêu giúp Thể Công Viettel giành vé vào tứ kết.Đức Chiến và Mạnh Dũng không có mặt tại AFF Cup 2024. Tuy nhiên, cơ hội khoác áo đội tuyển quốc gia của họ trong thời gian tới sẽ lớn hơn. Vì như đã đề cập, chiến dịch vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 sẽ là chiến dịch kéo dài, đội tuyển Việt Nam cần lực lượng rất hùng hậu, để thi đấu đường dài từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. HLV Kim Sang-sik sẽ bổ sung Đức Chiến và Mạnh Dũng vào đội tuyển quốc gia ở thời điểm thích hợp.Vả lại, vị trí của Nguyễn Đức Chiến và Nhâm Mạnh Dũng đang là vị trí mà đội tuyển Việt Nam cần người. Đầu tiên, dạng tiền đạo có thể hình tốt (1,81 m), kỹ thuật khá như Nhâm Mạnh Dũng là dạng tiền đạo luôn được các HLV tìm kiếm. Mạnh Dũng có thêm kinh nghiệm thi đấu ở các giải quốc tế (từng ghi bàn duy nhất cho đội U.23 Việt Nam trong trận chung kết SEA Games 31 năm 2022 gặp U.23 Thái Lan). So về độ mạnh mẽ, chất kỹ thuật và năng lực săn bàn, Nhâm Mạnh Dũng có lẽ không kém tiền đạo Đinh Thanh Bình từng hiện diện tại AFF Cup 2024. Thế nên, nếu Thanh Bình có thể khoác áo đội tuyển, thì Mạnh Dũng hoàn toàn có khả năng được trao cơ hội khi cần.Với Nguyễn Đức Chiến, thời gian gần đây cầu thủ này được HLV Nguyễn Đức Thắng bố trí đá ở hàng tiền vệ của CLB Thể Công Viettel, thay vì thi đấu trung vệ như trước. Đức Chiến tỏ ra phù hợp với vai trò của một tiền vệ trung tâm. Đây cũng là vị trí mà HLV Kim Sang-sik cần bổ sung người, vì mỗi mình Doãn Ngọc Tân giỏi tranh chấp nơi tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 có lẽ chưa đủ.Giống như Nhâm Mạnh Dũng, Nguyễn Đức Chiến có ưu thế về mặt thể hình (cao 1,81 m), rất có lợi trong các pha tranh chấp tay đôi, đánh chặn từ xa, chống bóng bổng và thu hồi bóng cho đội tuyển Việt Nam.Một cầu thủ nữa thuộc CLB Thể Công Viettel, đang tìm lại phong độ trong thời gian gần đây là hậu vệ trái Phan Tuấn Tài. Chấn thương ngay trước thềm AFF Cup 2024 khiến cho Tuấn Tài lỡ cơ hội cùng đội tuyển Việt Nam vô địch Đông Nam Á. Xét về độ toàn diện của 1 hậu vệ cánh trái, Phan Tuấn Tài có lẽ là cầu thủ toàn diện nhất khi chơi ở vị trí này, từ sau khi Đoàn Văn Hậu chấn thương dai dẳng.Phan Tuấn Tài phòng ngự điềm tĩnh, khôn ngoan, hỗ trợ tấn công hiệu quả. Đặc biệt, khả năng tạt bóng từ biên trái của Phan Tuấn Tài rất lợi hại. Phan Tuấn Tài chính là người tạt bóng để Nhâm Mạnh Dũng ghi bàn trong trận chung kết nội dung bóng đá nam SEA Games 31 năm 2022, mang ngôi vô địch về cho đội U.23 Việt Nam.Nếu Phan Tuấn Tài tiếp tục phát huy phong độ hiện có trong thời gian tới, HLV Kim Sang-sik hoàn toàn có thể yên tâm với cánh trái của đội tuyển Việt Nam. Khi đó, ông Kim sẽ có cùng lúc 2 hậu vệ cánh trái rất tốt gồm Nguyễn Văn Vĩ và Phan Tuấn Tài, 2 cầu thủ này có thể luân phiên được sử dụng trong các trận đấu của đội tuyển Việt Nam.
Hành trình nối dài ký ức cho bệnh nhân Alzheimer của Eisai Việt Nam
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".